Đua ngựa mới biết ngựa hay

1584

Vào đời Nhà Thanh, ở Hàng Châu có một thương nhân tên là Thạch Kiến cho rằng kinh doanh phải dựa vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa, trong đó yếu tố nhân hòa là quan trọng nhất. Khi quyết định mở rộng kinh doanh, trước tiên ông ta nghĩ đến việc tìm trợ thủ. Phải tìm ai đây? Thạch Kiến nghĩ ra một tuyệt chiêu: Ông ta dán cáo thị tuyển đồ đệ và liệt kê các điều kiện cụ thể. Sau khi khảo sát một lượt, ông chọn ra ba người, nói rõ là sẽ thu nạp một trong số họ. Vào cuộc phỏng vấn cả ba cùng đến, Thạch Kiến bố trí họ xuống bếp ăn cơm, sau đó sẽ quyết định chọn ai.

Người thứ nhất ăn cơm xong đi lên nhà, ông ta hỏi: Ăn xong chưa? Đáp: Tôi ăn no rồi. Lại hỏi: Ăn gì? Đáp: Ăn bánh gói. Lại hỏi: Ăn bao nhiêu cái? Đáp: Một cái. Thạch Kiến nói: Anh cứ nghỉ một lát.

Người thứ hai lên nhà, Thạch Kiến hỏi: Anh ăn bao nhiêu cái bánh gói? Đáp: 40 cái. Ông ta bảo anh ta tạm ngồi nghỉ.

Thạch Kiến hỏi người thứ ba tương tự những câu ấy, anh ta cho biết: Người thứ nhất ăn 50 cái, người thứ hai ăn 40 cái, tôi ăn 30 cái. Nghe xong, ông vỗ tay xuống bàn bảo người thứ ba ở lại.

Tại sao Thạch Kiến lại nhận người thứ ba? Vì ông nhận xét người thứ nhất không có đầu óc quan sát, chỉ mãi ăn; người thứ hai chỉ biết mình, mặc kệ người khác; chỉ có người thứ ba vừa biết mình vừa biết quan sát người khác, đây chính là điều mà nhà buôn cần có: tầm nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Quả nhiên người thứ ba tinh nhanh tháo vát, có đầu óc kinh doanh, sáng tạo và trở thành trợ thủ đắc lực của Thạch Kiến.

Trích từ cuốn sách Mặt dày tâm đen

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here