Câu chuyện thị trường 714

106

Trở lại thị trường 714 trong những ngày của tháng 4/2020 tôi cảm thấy yên lòng khi sản phẩm Khafeed đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Với các mô hình POP đối chứng đã khẳng định chất lượng của Khafeed và giúp công ty trụ vững trên thị trường.

Nhớ lại, khoảng tháng 03/2016  trong chuyến công tác với HĐQT tại Đaklak tình cờ  làm quen với Anh Bảy tại trại chăn nuôi gà. Anh Bảy một hộ gia đình chuyên say xát gạo và cung cấp thêm bắp cho trại các nông hộ chăn nuôi với sản lượng trên 100 tấn bắp mỗi tháng. Nhận định đây là khách hàng tiềm năng (đại dương xanh) công ty đã thường xuyên liên lạc và sau nhiều lần đàm phán ngày 30/05/2016 xe hàng 10 tấn đã về đại lý. Kết quả sau 7 tháng hợp tác sản lượng Khafeed đạt trên 150 tấn/tháng, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ tại khu vực. Với sự phát triển nhanh, Khafeed cũng bị các đối thủ “nhòm ngó”, họ dùng mọi cách để áp lực lên đại lý và khu vực phân phối dẫn đến sản lượng Khafeed có thời điểm giảm với các nguyên nhân.

1.Hệ thống đại lý: Là người chưa kinh doanh cám nên khi bị đối thủ truyền thông về chính sách giá nét, thương hiệu và lợi nhuận đại lý dao động, kèm theo là các yêu cầu của đại lý không được thỏa mãn nên sự thống nhất trong quan điểm hợp tác chưa đồng nhất.

2.Về sản phẩm: Đối thủ thông tin về sản phẩm  Khafeed gà ăn bị rụng lông do cắn mổ nhau, thực sự thời điểm đó khu vực 714 mưa suốt ngày trong thời gian gần 2tháng, gà lớn không có sân chơi, nuôi mật độ dày nên việc cắn mổ là đương nhiên. Kiểm tra các vùng khác không có hiện tượng này.

3.Truyền thông: Thông tin gà cắn mổ nhau bắt đầu từ Thôn 6 – hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, khách hàng mua tiền mặt, vùng chăn nuôi dùng 100% sản phẩm Khafeed nên khi vấn đề  xảy ra không có sản phẩm của đối thủ để đo lường. Lưu ý: độc quyền phân phối  tại khu vực chưa hẵn là tốt mà phải tạo điều kiện cho đối thủ xâm nhập để có sự đo lường định vị chất lượng khi có sự cố xảy ra có sự so sánh.

4.Nhân sự: Sự chuyển giao trách nhiệm của các quản lý và thay đổi về nhân viên cũng tác động đến tâm lý đại lý và hộ chăn nuôi. Thời điểm này công ty triển khai tách vùng và điều chuyển quản lý để có cách vận hành như bây giờ.

5. Chính sách: Việc hỗ trợ trại vào đàn và cách chi trả do nhân viên làm việc không rõ ràng với đại lývàtrại nên dẫn đến sự hiểu lầm tạo nên mâu thuẩn. Sự việc đẩy lên quá mức và công ty đã họp các hộ chăn nuôi để trao đổi rõ việc chi trả, vì vậy mà bà con vẫn tin tưởng cho đến bây giờ.

6.Lựa chọn khách hàng tâm chấn: Tại một thị trường lớn luôn có một nhóm hộ chăn nuôi có kỹ thuật, có tiền, có khả năng đàm phán giá mua và yêu sách các hình thức hỗ trợ  – là những người có uy tín, dễ thay đổi sản phẩm, và một số hộ nuôi nhỏ thường lựa chọn sử dụng sản phẩm theo họ. Để bán hàng vào nhóm này các công ty phải hỗ trợ giá thử hàng sau vài lứa nuôi công ty tăng giá họ không chấp nhận và hợp tác với công ty khác ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm cũ trên thị trường. Vì vậy, cần lưu ý và có chiến lược hợp lý đối với nhóm này để không bị mắc bẩy dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội đối với các nhóm khách hàng tiềm năng khác.

Tóm lại, trong kinh doanh việc thực thi chính xác các nguyên tắc là điều hết sức cần thiết, với bộ 03 nguyên tắc đang vận hành; nguyên tắc 80/20, nguyên tắc tập trung và nguyên tắc điều tra hiện trường giúp chúng ta tìm ra bản chất của sự thật, từ đó xác định nguyên nhân để có các giải pháp phù hợp. Như vậy, để tạo nên sự lớn mạnh của một công ty, một thị trường là cả một quá trình nổ lực. Với việc gia tăng sản lượng của Khafeed trong những năm gần đây tại khu vực Tây Nguyên đã chứng minh hiệu quả của việc định vị sản phẩm, kèm theo là việc xây dựng niềm tin với khách hàng giúp công ty ngày càng tạo dựng uy tín trên thị trường.

Hoàng Khang

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here