Những điều quan trọng khi giao tiếp với khách hàng (P1)

536
Theo thống kế của Hiệp hội tiếp thị Hoa Kỳ trong những thời điểm suy thoái của nền  kinh tế, mặc dù  tỷ lệ thất nghiệp tăng cao  ở các ngành  khác nhưng đối với nghề bán hàng con số thất nghiệp khá khiêm tốn. Điều này nói lên nếu bạn đang theo đuổi nghề bán hàng bạn hoàn toàn yên tâm về ngành nghề của mình, nếu không bán mặt hàng này bạn sẽ bán sản phẩm khác.
Nghề bán hàng giúp bạn làm chủ cuộc sống vì bạn được trả lương qua hiệu quả hoặc sản lượng mà bạn tạo ra cho công ty. Bán hàng cần nhiều kỹ năng trong đó kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng và quy trình chốt sales hiệu quả sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội bán được nhiều hàng. Trong loạt bài viết “Những điều quan trọng khi giao tiếp với khách hàng”, Hoàng Khang giới thiệu đến bạn những chỉ dẫn khi tiếp xúc với khách hàng để giúp thương vụ của bạn thành công.

1. Hãy luôn luôn đẹp.
Bạn chỉ có 3 – 5 giây để tạo ấn tượng cho khách hàng ngay lần gặp đầu tiên. Hình ảnh của bạn được lưu trong trí nhớ của họ mãi mãi và bạn không có cơ hội lần hai để xây dựng lại hình ảnh trong trí nhớ của khách hàng. Vì vậy hãy luôn là ăn mặc phù hợp, tác phong lịch lãm sẽ tạo ấn tượng cho khách hàng.

2. Đặt lịch hẹn trước cuộc gặp.
Thời gian là vàng, nếu nghĩ như vậy? bạn thể hiện sự tôn trọng với họ. Hãy sắp xếp cuộc hẹn trước khi gặp mặt trực tiếp – điều đó sẽ giúp bạn chủ động trong việc bán hàng đồng thời cũng giúp khách hàng sắp xếp công việc dành thời gian cho bạn.

3. Thỏa sức tưởng tượng.
Trước khi đến gặp khách hàng hãy dành thời gian để tưởng tượng trước cuộc gặp sẽ diễn ra như thế nào. Nếu bạn xây dựng được hình ảnh của một thương vụ thành công theo Luật hấp dẫn mọi thứ thực tế sẽ diễn ra như hình ảnh mà bạn tạo ra trong trí não.

4. Nhiệt tình.
Bạn phải thể hiện sự nhiệt tình khi thuyết trình về sản phẩm. Khách hàng phải cảm nhận được sự chân thành của bạn thông qua việc tư vấn dùng sản phẩm chứ không phải bạn đang thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

5. Lắng nghe. 
Lắng nghe là một kỹ năng, bằng cách lắng nghe có kiểm soát khách hàng sẽ cảm nhận họ đang được tôn trọng. Hãy tập gật đầu ba cái mỗi khi nghe khách hàng nói, bạn sẽ thấy nhiều điều thuận lợi đang diễn ra.

6. Đặt câu hỏi.
Càng trưởng thành con người có xu hướng ít đặt câu hỏi để khám phá sự việc. Hãy nhớ lại lúc còn nhỏ bạn luôn đặt câu để có đáp án cho vấn đề quan tâm. Trong bán hàng cũng vậy, khi một vấn đề chưa rõ ràng hãy đặt câu hỏi để hiểu được mong muốn của khách hàng từ đó thỏa mãn nhu cầu của họ.

7. Hãy luôn chốt sale.
Nhiều người bán hàng cứ mãi nói chuyện mà không đưa ra lời mời để khách hàng đặt hàng. Trước khi đánh giá kết quả của một thương vụ ít nhất bạn phải chốt sale 5 lần. Bằng cách đưa ra các lợi ích của sản phẩm, nâng cao tỷ lệ hoa hồng, chiết khấu, khuyến mãi… khách hàng có thể thay đổi quyết định đến không ngờ.

8. Bán giá trị sản phẩm không bán sản phẩm.
Ngày nay, có quá nhiều sản phẩm giống nhau, để bán được sản phẩm bạn phải đưa ra các bằng chứng để thuyết phục khách hàng chuyển đổi nhu cầu bằng các lợi ích có được từ sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

9. Không nói xấu về đối thủ cạnh tranh. 
Ngày nay, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm, mọi thông tin có được đơn giản chỉ qua một cái nhấp chuột. Vì vậy để được khách hàng tin tưởng bạn không nên nói xấu đối thủ, thay vì thế hãy nói: công ty A là một công ty lớn nhưng qua so sánh chúng tôi nhận thấy chất lượng sản phẩm chúng tôi hơn hẵn sản phẩm của công ty A với 3 tính năng sau: đưa ra ba tính năng nổi trội sản phẩm công ty bạn – đó cũng là cách bạn vượt qua đối thủ để dành lấy thương vụ.

10 Khách hàng không bao giờ nói “không”?. 
Khi bạn đưa ra lời mời, hiếm khi khách hàng nói “không” với sản phẩm của bạn. Thường thì họ tìm cách để né tránh đặt hàng bằng các lý do: sản lượng giảm, tình hình kinh doanh khó khăn, để bàn lại với gia đình, thời điểm này không hợp, tháng tới sẽ nhận hàng, để tôi suy nghĩ lại…rất nhiều lý do đưa ra, nhiệm vụ của bạn là phải làm họ thay đổi suy nghĩ, nâng cao ham muốn của họ để có được đơn hàng.

11. Giả sử.
Nếu bạn là nhân viên bán hàng, bạn không thể quyết định các vấn đề vượt quyền hạn nếu chưa được sự đồng ý của sếp. Gặp trường hợp này hãy dùng từ “ Giả sử” để chủ động đàm phán với khách hàng. Bằng cách giải quyết các yêu cầu của khách hàng bằng việc “giả sử” bạn sẽ chủ động trong việc nói chuyện và kết thúc thương vụ: Giả sử yêu cầu của Anh/chi được giải quyết thì anh/chị sẽ đặt hàng chứ; giả sử chúng tôi giảm giá thêm 500đ/kg theo yêu cầu của ông thì ông sẽ đặt hàng ngay chứ; giả sử hàng được giao đúng hẹn thì ông sẽ chuyển tiền đơn hàng chứ… khi khách hàng đồng ý việc của bạn gọi điện thoại cho sếp để xin ý kiến hoặc hẹn khách hàng thời gian để trả lời.

Hoàng Khang

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here