Những điều quan trọng khi giao tiếp với khách hàng (P3)

285

1. Sử dụng mạng xã hội để giao tiếp

Ngày nay việc giao tiếp qua mạng xã hội được nhiều người quan tâm. Với 28 triệu người sở hữu tài khoản mạng xã hội, trong đó Facebook chiếm 21%, người Việt có thói quen thức dậy là check Facebook ngay. Kết giao qua mạng xã hội đã trở thành xu hướng trong việc chia sẻ hình ảnh, cảm nhận của mỗi người. Để có địa chỉ mạng xã hội của khách hàng không khó, bạn chỉ cần đăng ký, kết bạn và theo dõi các hoạt động của họ  trên mạng, chia sẻ những suy nghĩ của họ qua status hay đơn giản chỉ là click “like” đối với các thông tin, hình ảnh mà họ tải lên đó là cách bạn thể hiện cho khách hàng biết bạn luôn quan tâm đến họ.

2. Tổ chức các buổi hội đàm nhỏ để phát triển khách hàng

Để phát triển khách hàng mới ngoài việc tìm kiếm hoặc nhờ khách  hàng cũ giới thiệu bạn nên có kế hoạch tổ chức các buổi hội đàm quy mô 10 – 15 người. Bằng hình thức này bạn có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến nhiều người và cơ hội bán được hàng là rất cao. Nhưng hãy mời khách hàng cũ phát biểu về sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn làm họ cảm thấy thỏa mãn, chỉ cần một lời nó của họ sẽ mang về lợi ích gấp 10 lần lời thuyết trình của bạn.

3. Biết ai là người quyết định tài chính trước khi giao dịch

Nhiều thương vụ không thành công do ngay từ đầu người bán  hàng không xác định đúng  người quyết định tài chính trong gia đình. Bạn cảm thấy mệt mỏi vì thương vụ kéo dài mà không biết đâu là nguyên nhân. Để giải quyết vấn đề này bạn nên hỏi trực tiếp  khách hàng (vợ hoặc chồng) ai là người quyết định để chủ động trong giao dịch từ đó đưa ra lời đề nghị mua hàng phù hợp.

4. Tận dụng tối đa các mối quan hệ

Để có được khách hàng bạn phải tận dụng tối đa các mối quan hệ có thể  tác động trực tiếp đến người quyết định làm họ thay đổi quyết định ban đầu. Mối quan hệ có thể là các thành viên trong gia đình như: con cái, bà con… những người có ảnh hưởng. Tôi đã từng mất khách hàng do đối thủ tác động từ một người con ở xa gia đình ảnh hưởng đến người mẹ và khách hàng đã chuyển sang mua hàng ở công ty cạnh tranh.

5. Yêu cầu sự hỗ trợ từ công ty

Bán hàng là khâu cuối cùng trong chuổi sản xuất và phân phối. Bộ phận bán hàng bị tác động trực tiếp từ các khâu liên quan như: sản xuất, chất lượng, kế toán.. đôi khi nhân viên bán hàng không kiểm soát hết tình huống phát sinh từ nội bộ như việc giao nhận, thanh toán, chất lượng sản phẩm… nếu là người bán hàng bạn phải duy trì mối quan hệ giao hảo từ các bộ phận khác trong công ty. Nếu cần sự giúp đỡ hãy gọi cho trưởng các phòng ban để nhờ họ tư vấn cũng như hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề vướng mắc vượt tầm kiểm soát của bạn.

6. Hiểu kỹ về sản phẩm

Bạn phải hiểu rõ về sản phẩm của công ty bằng cách xác định các điểm yếu, điểm mạnh của sản phẩm so với đối thủ mà bạn quan tâm. Khi nắm chắc ưu, nhược điểm của sản phẩm với sự hiểu biết bạn có thể tư vấn cho khách hàng cách sử dụng để khai thác triệt để hiệu quả của sản phẩm nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng.

7. Luôn học hỏi và trau dồi kỹ năng

Bạn nên dành thời gian để trau dồi những kỹ năng và kiến thức. Thông qua Google bạn có thể tìm kiếm bất kỳ thông tin gì mà bạn quan tâm: các khóa học online, bài viết, video training, tư vấn…Điều quan trọng bạn phải quyết định chính xác những thông tin nào cần đọc có ích cho bản thân, nếu không xác định vấn đề quan tâm  bạn sẽ bị chi phối bởi một rừng thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

8. Tình yêu nghề nghiệp

Để thành công trong bán hàng bạn phải luôn thể hiện tình yêu nghề nghiệp. Bằng sự đam mê muốn khám phá những điều mới, cuộc sống sẽ dẫn bạn đến những nơi muốn đến. Hãy luôn nói: Tôi yêu nghề bán hàng, nếu thường xuyên nói bạn sẽ thấy mọi điều tuyệt vời đang đến với bạn.

9. Kiểm soát cảm xúc

Suy nghĩ tạo ra cảm xúc, cảm xúc tạo ra hành động và hành động tạo ra kết quả. Việc kiểm soát cảm xúc rất quan trọng trong bán hàng vì đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi đối với những thương vụ không thành công hay khi gặp khách hàng khó tính. Điều này sẽ tạo cho bạn những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến công việc của bạn. Khi cảm thấy mất năng lượng, cảm xúc không tốt bạn hãy đứng lên vươn vai hít một hơi thật sâu để lấy lại tinh thần hoặc nghe một ca khúc vui và hát theo nếu bạn thích, bạn sẽ ngạc nhiên vì cảm xúc của bạn dần thay đổi.

10. Xác định khách hàng tiềm năng

Việc xác định khách hàng tiềm năng rất quan trọng đối với nghề bán hàng – nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn sau này. Thực tế có một số khách hàng mặc dù đã mua sản phẩm nhưng luôn làm phiền bạn bởi các cuộc điện thoại giữa đêm với những lời  phàn nàn khó nghe về sản phẩm, dịch vụ …mặc dù sản phẩm của bạn khi bán cho khách hàng khác họ rất hài lòng. Một số công ty gọi đối tượng khách hàng này là khách hàng đến từ “địa ngục” và họ quyết định gọi điện thoại cho khách hàng để chấm dứt việc hợp tác và yêu cầu họ lấy sản phẩm của công ty cạnh tranh và phá hũy công ty đó. Bạn phải nhớ khách hàng là cuộc sống của nghề bán hàng, vì vậy hãy lựa chọn thật kỹ đối tượng khách hàng mà mình quan tâm.

11. Khai thác vướng mắc của khách hàng

Hãy tưởng tượng bạn có một cái nêm và một thanh gỗ, làm thể nào có thể tách thanh gỗ thông qua một vết nứt. Với một cái nêm không sớm thì muộn  bạn có thể làm được điều đó. Từ ví dụ trên bạn chợt hiểu: đối với mỗi khách hàng khi hợp tác với một công ty bao giờ cũng có những mâu thuẩn nhỏ, từ những vết nứt nhỏ trong mối quan hệ nếu biết khai thác bạn có cơ hội tách biệt mối quan hệ giữa khách hàng và đối thủ từ đó có cơ hội bán hàng.

Hoàng Khang

Xem thêm:

Những điều quan trọng khi giao tiếp với khách hàng (P1)

Những điều quan trọng khi giao tiếp với khách hàng (P2)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here