Nghệ Thuật Thuyết Phục và Bài Học từ Galileo

496

Tuy được xem là một trong những nhà tư tưởng xuất sắc nhất trong mọi thời đại, nhưng Aristotle cũng có một học thuyết hoàn toàn sai lầm. Ông cho rằng nếu hai vật đồng chất có khối lượng khác nhau rơi xuống từ một độ cao sẽ rơi với một tốc độ khác nhau. Học thuyết của Aristotle đã được giảng dạy tại Đại học Pisa.

Nhiều năm sau, Galileo thách thức học thuyết của Aristotle bằng cách phát biểu ngược lại. Ông chứng minh quan điểm của mình bằng việc leo lên đỉnh Tháp Nghiêng Pisa, thả hai vật đồng chất có khối lượng khác nhau từ một độ cao và thực tế chúng tiếp đất cùng một lúc. Ông đã chứng minh sự nghi ngờ của các giáo sư và sinh viên của trường Pisa là ông đã đúng và Aristotle sai.

Theo bạn, các giáo sư của Đại học Pisa có dạy sinh viên học thuyết mới của Galileo không ? Câu trả lời là họ vẫn tiếp tục dạy học thuyết của Aristotle bởi Galileo tuy đã chứng minh cho họ thấy học thuyết của ông đúng nhưng ông không thuyết phục được họ.

Vậy, câu hỏi được đặt ra là:

–         Thuyết phục là gì?

–         Làm thế nào để thuyết phục người khác?

Giống như luật sư cần có các bằng chứng để buộc tội phạm nhân, để thuyết phục người khác trước hết phải tìm hiểu nghĩa của nó là gì? “thuyết phục” có nghĩa là “ đưa ra lời khuyên bổ ích”, có nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Pháp.

Còn theo chuyên gia đào tạo bán hàng hàng đầu thế giới Zig Ziglar thì muốn thuyết phục người khác, bạn không nên nói cho họ nghe mà phải hỏi họ. Chính các câu trả lời là minh chứng cho những gì khách hàng đã nhận ra vấn đề nhưng vì lý do nào đó mà được che dấu để đánh lừa bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here