Chiến lượng Marketing

2234

Để phù hợp với nhu cầu khách hàng theo từng giai đoạn thì chiến lược phát triển thương hiệu cũng được điều chỉnh nhằm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng trong việc tạo dựng phong cách, giá trị tinh thần theo đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.

Ở mỗi thời kỳ phát triển thì chiến lược marketing cũng được định vị lại, trong đó giá trị ưu tiên của thương hiệu cũng được thay đổi. Dưới đây là sơ đồ thể hiện sự quan trọng của thương hiệu kéo dài trong lịch sử phát triển. Dựa trên cơ sở này người xây dựng thương hiệu có thể xác định thời điểm để chuyển giao chiến lược cho phù hợp với giai đoạn phát triển của thương hiệu.

* Quá khứ ( – 1990 ): Marketing hàng loạt

* Hiện tại (1991 – 2010): Marketing bảo đảm

* Tương lai ( 2010 – 2020): Marketing sang trọng

Chú giải: R: Nghiên cứu, S: phân khúc thị trường, T: Mục tiêu, B: thương hiệu, P: định vị, I: thực hiện, C: kiểm soát, IBC: xây dựng thương hiệu tích hợp truyền thống.

Trong quá khứ với mục tiêu tiếp thị hàng loạt, bán hàng đúng cách, nguồn cung thiếu hụt nên sản phẩm khi phân phối dựa trên mô hình 4P trong đó thương hiệu cũng là sản phẩm. Bao bì được thể hiện đơn giản vì nhà sản xuất chưa chú ý đến vai trò của nhãn mác, thương hiệu. Đến giai đoạn hiện tại vai trò của thương hiệu được khách hàng nhận diện thông qua cá tính cũng như câu chuyện tạo nên thương hiệu. Lúc này, khách hàng mua sản phẩm không đơn giản là mua tính năng mà mua theo cảm xúc, vị thế của thương hiệu để thể hiện phong cách tiêu dùng cá nhân.

Hoàng Khang – Tổng hợp từ Hội thảo nâng cao Năng lực Thiết kế Việt Nam– Hàn Quốc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here