Các Giai Đoạn Phát Triển Của Thị Trường Bất Động Sản Việt Nam

74
  1. Phát triển (2000 –2007)

– Bắt đầu chu kì tăng trưởng nhờ nhu cầu nhà ở tăng cao, thị trường sôi động khi có sự xuất hiện của NĐT nước ngoài giúp thị trường có động lực phát triển mạnh mẽ, giá nhà tăng mạnh ở các thành phố lớn. Các khu đô thị mới liên tục được hình thành mang lại nguồn cung nhà ở dồi dào.

  1. Suy Thoái (2008 – 2013)

– Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 ảnh hưởng lớn đến thị trường. Tuy nhiên, giá nhà chỉ giảm nhẹ và đi ngang ở các khu vực dân cư hiện hữu. Giao dịch toàn thị trường chậm chạp, tình trạng dư thừa nguồn cung do nhiều dự án mới được triển khai đồng loạt khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện.

  1. Tăng trưởng ổn định (2014 – 2019)

– Thị trường hồi phục ổn định sau khủng hoảng khi nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn tiếp tục tăng cao qua làn sóng dịch chuyển từ nông thôn lên thành thị, giao dịch sôi động và giá nhà tiếp tục tăng mạnh. Thị trường suất hiện nhưng phân khúc BĐS đầu tư mới như: BĐS nghỉ dưỡng, concotel, ….

  1. Thắt chặt (2020 – 2023)

– Đại dịch Covid-19 đã thấm sâu vào hoạt động kinh doanh của toàn thị trường trong năm 2019-20. Tuy nhiên, giá nhà chỉ giảm nhẹ đối với nhà ở gắn với nhu cầu thực tế. Thị trường phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung ở phân khúc trung cấp và dư thừa ở phân khúc nhà ở cao cấp.

– Sau giai đoạn “sốt đất” vào 2021 và đầu 2022, với nhiều phân khúc tăng giá nóng, đặc biệt là đất nền ngoại thành và bất động sản nghỉ dưỡng. Năm 2022, Chính phủ chủ động can thiệp nhằm tăng cường kiểm soát thị trường, hạn chế đầu cơ. Thị trường trở nên trầm lắng nhanh chóng, giá BĐS ở các phân khúc đầu cơ BĐS nghỉ dưỡng và đất nền ngoại thành lao dốc, thậm chí mất thanh khoản, hàng loạt DN phát triển BĐS gặp khó khăn về dòng tiền.

Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn kể từ Q2/22, sau khi (1) một số lãnh đạo doanh nghiệp bị xử lý do vi phạm pháp luật phát hành trái phiếu doanh nghiệp, (2) tín dụng cho lĩnh vực bất động sản bị thắt chặt, (3) lãi suất cho vay tăng lên làm suy yếu nhu cầu mua nhà.

Tuy nhiên, Ngành bất động sản là một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, khi tổng tín dụng kĩnh vực bất động sản chiếm 21% trên tổng tín dụng của toàn nền kinh tế vào năm 2023 và 27,3% trên GDP năm 2023.

Nguồn VNDirect.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here