Chiến lược kinh doanh

337

Các bạn đã tiếp cận và thực thi các chiến lược: Tâm Chấn, Đập Chuột, Đẽo Gỗ, Cái Nêm và Chiến lược Đại Dương Xanh; ngoài ra chúng ta cũng đã áp dụng các mô hình: 5P, phân tích SWOT; thực thi các nguyên tắc: 80/20, nguyên tăc Tập trung và nguyên tắc Điều tra hiện trường.

Mỗi chiến lược và nguyên tắc cũng như các mô hình sẽ bổ trợ nhau trong vấn đề lựa chọn cách làm phù hợp đối với từng đại lý, thị trường, đối thủ… Với phương châm linh hoạt và hiệu quả trong cách thực hiện một số chiến lược được bổ sung cần xem xét để vận dụng nhằm đáp ứng nhanh trong việc triển khai thị trường.

1. Chiến lược Bán chó con
Chiến lược này xuất phát từ những tiệm bán chó con, khi bậc cha mẹ mang trẻ đến mua thú cưng do còn lưỡng lự quyết định, chủ tiệm nắm được tâm lý này nên đề xuất cho mượn chó con mang về nhà với các điều kiện kèm theo. Sau một thời gian đứa trẻ không thể rời xa chú chó của mình nên cha, mẹ phải mua để thỏa lòng con trẻ. Đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chiến lược này cùng được áp dụng như: cho dùng thử sản phẩm, khuyến mại hàng hóa, nhưng “của cho bao giờ cũng là của bỏ” nếu áp dụng không đúng sẽ không có kết quả và tăng thêm chi phí.

2. Chiến lược Bắp Cải
Chiến lược này Trung Quốc đang áp dụng với bãi Tư Chính của Việt Nam. Bằng cách xếp nhiều lớp tàu nhằm ngăn chặn nguồn tiếp tế lên đảo, Trung Quốc đã thành công trong việc chiểm đoạt bãi Cỏ Mây của Philipphines (thực tế của Việt Nam). Liên hệ với lĩnh vực kinh doanh, khi chọn tâm chấn để triển khai chính sách thì đối thủ cũng sẽ đưa ra nhiều cách hỗ trợ để khóa trại. Trường hợp này nên tách đàn làm POP đối chứng, ngoài ra cần khảo sát các khách hàng vừa, nhỏ xung quanh điểm tâm chấn và tiến hành bóc cải. Kết hợp giữa chiến lược Bắp cải và Tâm chấn sẽ giúp điều hành linh hoạt và tốn ít nguồn lực mà vẫn đạt mục tiêu.

3. Chiến lược Bán chéo sản phẩm
Mục tiêu của chiến lược này dùng để khóa trại đối thủ với hình thức triển khai bán sản phẩm giai đoạn cuối nhưng khuyến mại giai đoạn đầu. Khi áp dụng chiến lược này sẽ có cơ hội hợp tác với các điểm tâm chấn và không cho đối thủ cơ hội xâm nhập trại.

4. Chiến lược Bánh mì kẹp thịt
Áp dụng để nâng cấp hệ thống, về cơ bản không thể tăng sản lượng trong hệ thống mãi được mà cần có kế hoạch: nâng cấp – ổn định sản lượng và phát triển quy mô. Khi nâng cấp một hệ thống cần đánh giá cụ thể các chỉ tiêu; tiềm năng thị trường, nhân sự, tài chính, khát vọng, sản phẩm phù hợp, nếu thiếu đánh giá sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cấp do đó mục tiêu để ra sẽ không đạt.

5. Chiến lược Chắn sóng
Khi bạn quan sát kè biển bao giờ cũng có những ụ nổi bằng bê tông để phân tán lực sóng. Trong kinh doanh cũng vậy! khi đối thủ dùng chính sách, nhân sự đánh vào hệ thống, nhưng với nguồn lực chưa đủ chúng ta phải lựa chọn cách làm phù hợp: chọn các điểm ụ nổi – tâm chấn trong hệ thống để giữ, chấp nhận mất các điểm nhỏ, tiếp tục quan sát các hành động của đối thủ và chờ thời gian để phản công vì chính sách của đối thủ sẽ không cố định. Trong thời gian này phải tập trung định vị sản phẩm, quan hệ tốt với hệ thống, luôn chia sẻ các thông tin có lợi của công ty …và khi biển lắng sóng chúng ta lại ra khơi.

Hoàng Khang

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here