Tư duy như Toyota

250

Thương hiệu Toyota trở nên thân thuộc đối với người Việt bởi các dòng xe đảm bảo tính ứng dụng cao, tinh tế và sang trọng. Mặc dù ra đời sau Ford nhưng TOYOTA đã có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững do xây dựng được tính khác biệt trong việc vận hành sản xuất, kinh doanh và ngay cả cách tư duy cũng đã tạo những điều khác biệt đó.

Điểm nổi bật trong việc sản xuất là Toyota đã đưa ra khái niệm “Just in time – Vừa đúng lúc” và vận dụng vào sản xuất từ đó giảm chi phí tồn kho thành phẩm cũng như nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó việc xây dựng môi trường làm việc đã tạo nên không khí làm việc theo kiểu gia đình với tình cảm ấm áp giữa mọi người”. Một điều đặc biệt tại Toyota khi triển khai các dự án, nếu người quản lý hỏi dự án, sáng kiến này đã có triển khai ở đâu chưa? Nếu câu trả lời Honda đã áp dụng thì đề án sẽ bị loại. Ở Toyota không có sự sao chép, áp dụng các mô hình cũ mà đòi hỏi sự tư duy tối đa để tạo nên một bản sắc riêng.

Tập quán tư duy “ Vắt giẻ đã khô” được áp dụng một cách triệt để trong toàn hệ thống nhằm hướng đến việc giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Vậy! một câu hỏi đặt ra nếu cái giẻ đã khô thì khi vắt nó sẽ có bị rách không? – điều này được các nhà quản lý tại Toyota có câu trả lời “ nếu cố gắng vắt thì dĩ nhiên nó sẽ rách, nhưng nếu nới ra một chút, chỉ đủ nước và không khí được hấp thụ trở lại khi đó hãy vắt”. Việc nới giẻ hay thay đổi giẻ lau tại Toyota với ý nghĩa không chỉ chú tâm cải tiến vào những cái đã có, mà phải chủ động tạo ra cái mới, xây dựng mô hình kinh doanh mới, nếu có phương thức sản xuất mới thì nhất định sẽ có được một vị thế cao trên thị trường.

Đối với việc xử lý các tình huống phát sinh trong sản xuất cũng như cách quản lý con người được Toyota giải quyết với phương thức trả lời 5 câu hỏi “ tại sao” để tìm ra bản chất vấn đề. Để minh chứng cho điều này một ví dụ cụ thể khi người nhân viên nghĩ không phép thì một loạt câu hỏi được đặt ra là: Tại sao cấp dưới của bạn hôm nay lại nghĩ không phép?, “ Vì hôm qua bạn đã nổi cơn thịnh nộ với anh ta”, “tại sao bạn lại nổi cơn thịnh nộ?”, “ Vì thái độ làm việc của anh ta không tốt”, “ Tại sao thái độ làm việc của anh ta không tốt?”, “ Vì hôm trước anh ta uống rượu đến tận khuya nên trong người không được khỏe”,” tại sao trong người không được khỏe?”, “ Vì anh ta không có một ước mơ nào cho cuộc đời mình”, “Tại sao anh ta không có ước mơ?”, “Vì bầu không khí xơ cứng trong công ty làm cho mọi người không thể mơ ước về tương lai”. Khi tìm hiểu bản chất sự việc người quản lý chợt hiểu ra vấn đề không phải như ban đầu, vì vậy phương pháp đi tìm nguyên nhân từ căn nguyên đã giúp cho Toyota xử lý được các vấn đề trong quản lý, sản xuất để tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới .

Hoàng Khang – Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here