Theo đuổi lý tưởng chứ không phải nhiệm vụ

2104

Một lý tưởng thuyết phục khác xa so với một bản tuyên ngôn về nhiệm vụ. Các bản tuyên ngôn nhiệm vụ truyền thống thường dài dòng, với những đoạn văn rắc rối, được soạn bởi một hội đồng, và số phận của nó được nhét trong một ngăn kéo nào đó để rồi lãng quên. Chẳng có một nhân viên nào tôi từng gặp – không một ai – có thể trích dẫn được nhiệm vụ của công ty từng câu từng chữ. Nếu bạn không thể nhớ nó, thì tại sao bạn phải quan tâm đến nó? Hãy vứt bản nhiệm vụ đó đi. Nó chỉ làm tốn thời gian. Thay vào đó hãy nghĩ ra một lý tưởng; nó có sức hút hơn nhiều.

Lý tưởng là bức tranh về một thế giới tốt đẹp hơn nhờ vào sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Lý tưởng truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và quan trọng nhất biến các bên hữu quan thành người truyền bá cho tổ chức. Một lý tưởng có sức hút phải đạt 3 yêu cầu; cụ thể, súc tích và đồng nhất.

1. Cụ thể: Vấn đề của hầu hết các bản tuyên ngôn về nhiệm vụ là nó quá chung chung. Đã bao lần bạn nghe thấy nhiệm vụ của một công ty là: cung cấp “ các giải pháp tốt nhất, lấy khách hàng làm trung tâm, vv..? Chúng chẳng nói lên được điều gì ý nghĩa. Khi CEO Starbucks Howard Schultz giảng giải cho các nhà đầu tư về khái niệm căn bản đầu tiên đằng sau Starbucks, ông vẽ ra lý tưởng về “ một nơi thứ ba giữa nhà và công sở”. Nó cụ thể. Nó hữu hình. Và bạn có thể tưởng tượng nó trong đầu.

2. Súc tích: Khi những thành viên của Google, Sergey Brin và Larry Page bước vào văn phòng trong tòa nhà Sequoita Capital, các vị giám đốc hỏi hai chàng sinh viên trẻ về lý tưởng của họ. Brin và Page trả lời: “ Mở cánh cửa thông tin toàn cầu bằng một cú nhấp chuột”. Câu nói đó ấn tượng đến nổi các nhà đầu tư thuộc công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon không chỉ trợ vốn cho họ mà họ còn yêu cầu bất cứ nhà khởi nghiệp nào khi bước vào tòa nhà phải nêu bật được lý tưởng của công ty chỉ trong mười hai từ hoặc ngắn hơn.

3. Đồng nhất: Một lý tưởng sẽ là vô nghĩa nếu nó không có sức mạnh thuyết phục và nó không thể có sức thuyết phục nếu chẳng ai biết về nó.

From “The Innovation Secrets of Steve Jobs”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here